Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

Kết hợp với các phương pháp điều trị chàm sữa ở trẻ thì chế độ ăn uống của trẻ cũng cực kỳ quan trọng trong trị chàm sữa. Nhiều mẹ còn chưa biết Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?. Cùng Hàng Hóa Tốt tìm hiểu nhé.

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì

Khi trẻ gặp phải bệnh lý ngoài da này, cả mẹ (nếu bé còn bú mẹ) và bé nên tránh xa những thực phẩm tanh, chứa nhiều chất béo, sữa bò, đậu nhanh, trứng và đậu phộng. Cụ thể:

Thực phẩm quá cay, nóng hoặc chua

Thông thường trẻ nhỏ thường rất ít khi được cha mẹ cho sử dụng các thức ăn có vị quá cay nóng hoặc chua. Tuy nhiên, người mẹ thì khác, việc dung nạp những thực phẩm này có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa.

Do chúng có đặc tính sinh ngứa, kích thích mồ hôi nhiều nên cũng dễ khiến trẻ bị dị ứng, nổi nốt sần trên diện rộng, đặc biệt là những bé bị chàm sữa.

Bởi vậy mà mặc dù những đồ cay nóng, chua có vị rất kích thích nên các mẹ bỉm sữa cũng nên kiêng hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa. Có như vậy chất lượng nguồn sữa mới được đảm bảo, không gây kích ứng làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thủy hải sản có vỏ

Thực phẩm chứa nhiều chất tanh chính là các loại thủy, hải sản có vỏ. Mặc dù chúng chứa rất nhiều dinh dưỡng nhưng lại không tốt cho những trẻ đang bị chàm sữa.

Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì

Các chuyên gia cho rằng, thực phẩm tanh có khả năng gây dị ứng cao, kích thích hệ miễn dịch, nhất là ở đối tượng trẻ nhỏ. Đáng chú ý, khi người mẹ ăn chung thì các hoạt chất có thể thẩm thấu vào sữa mẹ và truyền sang bé.

Hệ quả là bé bị dị ứng, nhất là những bé đang bị chàm sữa mặc dù mẹ hoàn toàn không gặp phải hiện tượng bất thường nào. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người mẹ đã hoàn thiện trong khi em bé thì chưa

Sữa bò

Bé bị chàm sữa nên kiêng uống sữa bò và các chế phẩm từ nguồn nguyên liệu này, chẳng hạn như phô mai, sữa chua, kem… Bởi đây là nhóm thực phẩm có chứa tới hơn 20 hoạt chất có khả năng gây dị ứng.

Với những trẻ sơ sinh uống sữa bò hoặc có mẹ uống sữa bò mà bị chàm sữa thì nên ngừng sử dụng. Bởi các protein có trong loại sữa này rất khó tiêu hóa và rất dễ gây dị ứng. Do vậy nó có thể khiến bệnh chàm sữa khởi phát hoặc tiến triển nặng hơn.

Thực phẩm béo

Thực phẩm chứa nhiều chất béo chính là những đồ ăn nhiều mỡ, dầu và cả cholesterol như. Theo nghiên cứu, những trẻ bị chàm sữa nên tránh xa thịt lợn mỡ, thịt gà, vịt hoặc ngan mỡ, lòng đỏ trứng gà, trứng lộn, các món chiên xào,…

Trẻ nhỏ nếu ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo sẽ rất dễ bị dị ứng. Còn đối với những người mẹ có con bị chàm sữa, thì nhóm thực phẩm này có thể làm trầm trọng thêm bệnh lý của bé, khiến bé nổi thêm các nốt ban mới, còn các nốt cũ thì bị ngứa ngáy nhiều hơn.

Đậu nành

Những bé bị dị ứng với sữa bò cũng có nguy cơ cao xảy ra phản ứng tương tự với đậu nành. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, protein có trong đậu nành cũng khiến bé khó tiêu và dễ gây ra phản ứng tiêu cực.

Các thực phẩm có chứa đậu này cần được loại bỏ ngay khi bé bị chàm sữa để ngăn chặn bệnh lý này tiến triển nặng hơn. Khi nấu thức ăn dặm cho trẻ, ba mẹ có thể sử dụng dầu hướng dương hoặc dầu hạt cải hay dầu gạo thay thế.

Trứng, đậu phộng

Trứng và đậu phộng có khả năng gây dị ứng rất cao, nhất là trẻ nhỏ. Đáng chú ý, các protein từ hai loại thực phẩm này có thể thẩm thấu nhanh vào sữa mẹ và gây ra bệnh chàm sữa cho bé sơ sinh. Đặc biệt tỷ lệ bệnh này còn xuất hiện ở những trẻ có tiền sử gia đình bị dị ứng với trứng và đậu phộng.

>> Tham khảo Kem trị chàm sữa Diệp Bảo

Bé bị chàm sữa nên ăn gì?

Bên cạnh vấn đề bé bị chàm sữa kiêng ăn gì thì bạn cũng cần chú ý tới những thực phẩm mà bé cần tích cực bổ sung trong giai đoạn mắc bệnh này. Cụ thể:

Thịt gà, lợn nạc, đậu đỗ: Đây đều là những thực phẩm mà mẹ có con mắc chàm sữa và cả em bé đang trong độ tuổi ăn dặm cần tăng cường bổ sung trong thực đơn mỗi ngày. Bởi chúng có chứa hàm lượng đạm tropomyosin cao mà lại ít gây dị ứng.

Cá béo: Bao gồm cá mòi, cá hồi, cá thu. Việc ăn nhiều loại cá này sẽ giúp bé được bổ sung thêm ARA. Đây là một axit béo omega-3 có tác dụng chống lại dị ứng rất tốt. Bên cạnh đó, cá béo cũng giúp cân bằng hàm lượng omega-3 và omega-6 trong cơ thể, từ đó nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ rất tốt.

Tỏi: Đây được xem là một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch đồng thời làm giảm các triệu chứng dị ứng – tác nhân gây ra bệnh chàm sữa.

Rau xanh: Dầu rosmarinic có trong các loại rau tươi có tác dụng chống viêm và làm làm dịu các triệu chứng dị ứng rất tốt. Khi trẻ bị chàm sữa, cả mẹ và bé nên tăng cường bổ sung rau xanh trong thực đơn mỗi ngày.

Trái cây chứa nhiều vitamin C: Việc trẻ tăng cường tiêu thụ các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng chàm sữa. Do chúng có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, ngăn chặn các gốc tự do vô cùng hiệu quả. Những trái cây giàu vitamin C gồm: dâu tây, dưa hấu, cam, táo,…

Chú ý: Chế độ ăn uống phù hợp chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa và ngăn chặn bệnh lý này tiến triển nặng hơn. Do vậy việc đưa bé đến bệnh viện uy tín để thăm khám là cần thiết. Tại đây bác sĩ sẽ tìm rõ nguyên do gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ, qua đó tìm phương hướng khắc phục nhanh chóng và triệt để.

Vừa rồi là những thông tin giải đáp thắc mắc Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì của Hàng Hóa Tốt. Truy cập ngay Hanghoatotot.com để biết nhiều thông tin về chàm sữa hơn nhé.